Trường mầm non Vô Ngại - Vô Ngại

 Thôn Tùng Cầu, Xã Vô Ngại, Huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Đánh giá từ phụ huynh

0 / 5

0 đánh giá

0 đăng ký nhận tư vấn

Giới thiệu chung

Trường Mầm non Vô Ngại nằm ở thôn Tùng Cầu, xã Vô Ngại, cửa ngõ của huyện Bình Liêu. Những năm trước học sinh Trường Mầm non Vô Ngại phải học chung, liên cấp với Trường Tiểu học Vô Ngại. Trường gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất lớp học, thiếu phòng học, không gian chơi, trang thiết bị dạy học… Cô Trần Thị Minh Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm 2009 trường được tách ra, đầu tư xây mới. Được đưa vào sử dụng vào tháng 9-2009, từ đó trường đã có nhiều nỗ lực vượt khó, giải pháp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường học tập cho trẻ.

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, thời gian qua trường đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Có diện tích 6.996m2, trường được thiết kế xây dựng gồm các phòng chức năng, đảm bảo quy định về không gian đối với trường mầm non là: 31,9m2/trẻ. Chú trọng chăm lo chỗ ăn nghỉ cho các cháu, trường xây 13 phòng học với diện tích gần 580m2, đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng tự nhiên, có thể làm phòng ngủ cho các cháu. Phòng vệ sinh được xây khép kín, đủ xà phòng rửa, vòi nước xả… Trường có bếp ăn rộng rãi (52m2) vận hành theo quy trình một chiều, đảm bảo vệ sinh, có tủ lạnh lưu mẫu… Khu sân vườn có diện tích theo quy hoạch là 3.250m2, có vườn rau cho các cháu chăm sóc, khu vui chơi với các loại trò chơi phong phú, trang thiết bị thân thiện với môi trường…

Bên cạnh đó, nhà trường cũng thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, phụ huynh. Để làm phong phú cho góc học tập, sân chơi cho trẻ, năm 2011 nhà trường đã xã hội hoá được nguồn kinh phí trên 24 triệu đồng mua sắm thiết bị, gần 9 triệu đồng từ phụ huynh chi trả tiền cấp dưỡng cho học sinh bán trú… Trường cũng gắn cha mẹ học sinh với các hoạt động đoàn thể, huy động được 100% phụ huynh tham gia đóng góp tiền, ngày công dọn vệ sinh trường học, tu sửa lớp học, trồng cây xanh tạo thêm bóng mát trong khuôn viên trường... Đó cũng là những hoạt động nhằm xây dựng cơ sở vật chất trường ngày một khang trang, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình.

Trường nằm ở một xã có một địa bàn rộng lớn trải dải qua 17 khe, thôn, bản, có 5 dân tộc anh em (gồm: Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa và Kinh), trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 97,5%. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhận thức chưa cao, công tác vận động đưa trẻ tới trường, hoàn thành chuẩn phổ cập… là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đặc biệt chú trọng tới việc này. Ngay từ đầu năm học mới nhà trường đã cử các giáo viên đến từng gia đình ở từng thôn, khe, bản điều tra số trẻ, phối hợp với các lực lượng ở thôn bản, những người có uy tín tuyên truyền tầm quan trọng của bậc học mầm non… Với lòng yêu nghề, nhiệt huyết, lực lượng giáo viên trẻ năng động đã chủ động tham gia học tiếng dân tộc qua các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc, tiếng Dao Thanh Phán của huyện. Trong quá trình làm công tác vận động gia đình, các cô giáo đã tiếp xúc, chủ động tự học tiếng từ dân bản, từ trẻ, tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống của bà con… Vì thế mà việc công tác “dân vận” đưa trẻ tới trường, thực hiện chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi trở nên thuận lợi.

Nhờ vậy, việc vận động và giữ vững tỷ lệ trẻ tới trường luôn đảm bảo trong những năm qua. Tiêu biểu là, năm 2011, trường đã vận động và tổ chức được 14 lớp, tăng 1 lớp mẫu giáo so với năm 2010. Cụ thể: Ở các lớp mẫu giáo, đã vận động được 199 cháu tới trường, tăng 29 trẻ so với 2010, đạt 107% kế hoạch, vận động được 20 cháu ở nhóm lớp nhà trẻ tăng 2 trẻ; 63 trẻ ở nhóm 5 tuổi tới trường đạt 100% kế hoạch đề ra. Với thuận lợi đó, năm học 2011-2012, nhà trường cũng đã tổ chức học 2 buổi/ngày có bán trú cho 100%.

Ngoài việc phấn đấu hoàn thành, dần nâng cao các chỉ tiêu đạt chuẩn theo quy định về: công tác tổ chức quản lý, đội ngũ giáo viên, xã hội hoá giáo dục... trường luôn sát sao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới chương trình dạy học, chú trọng bồi dưỡng giáo viên tổ chức dạy học theo các chuyên đề, ứng dụng CNTT vào giảng dạy...

Cô Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng Giáo dục huyện Bình Liêu đánh giá: Trường Mầm non Vô Ngại là một trong những điểm sáng trong việc vận động trẻ tới trường, công tác chăm sóc giáo dục toàn diện. Bằng nỗ lực của mình, thời gian qua, trường đã đạt được những tiêu chuẩn về công tác quản lý, hoàn thiện lực lượng giáo viên, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Với những nỗ lực vượt bậc trong công tác dạy và học, năm học 2011-2012 Trường Mầm non Vô Ngại đã được UBND tỉnh tặng bằng khen; 2 giáo viên của trường đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh... Đáp ứng được các tiêu chí, nhân dịp khai giảng năm học mới, Trường Mầm non Vô Ngại vinh dự được công nhận đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đây không chỉ là phần thưởng cho những nỗ lực mà còn là động lực to lớn khích lệ tập thể cán bộ giáo viên nhà trường tiếp tục vươn lên, khắc phục khó khăn, thi đua dạy tốt xây dựng trường ngày càng vững mạnh.

Nguồn: http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201209/Truong-Mam-non-Vo-Ngai-diem-sang-vung-cao-2177213/

Liên hệ

Nhận yêu cầu tư vấn miễn phí
từ trung tâm ngay

( Hoàn toàn miễn phí )

Đã có 0 đăng ký nhận tư vấn

Bạn tham khảo thêm ý kiến từ cộng đông, hãy tham gia hội nhóm ?

Chuyên WEB - chuyenweb.com