Trường mầm non Phú Lương - Tổ 18

 Tổ 18 Phú Lương, Quận Hà Đông, Hà Nội

Đánh giá từ phụ huynh

0 / 5

0 đánh giá

0 đăng ký nhận tư vấn

Giới thiệu chung

Trường Mầm Non Phú Lương

Trường Mầm non Phú Lương - Quận Hà Đông trước đây là trường Mầm non Phú Lương thuộc mô hình trường bán công, được thành lập tháng 10 năm 1997, dưới sự quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai – Hà Tây (cũ).

Tháng 10 năm 2003 trường mầm non Phú Lương chuyển về Thị Xã Hà Đông dưới sự quản lý của phòng GD & ĐT thị xã Hà Đông nay thuộc quận Hà Đông  - Thành phố Hà Nội

Ngày 03 tháng 4 năm 2009 trường chuyển đổi thành Trường Mầm non Phú Lương thuộc mô hình trường công lập tự chủ.

Những năm đầu thành lập, trường có 25 nhóm lớp với 10 điểm trường nằm rải rác ở khắp các thôn xóm. với cơ sở vật chất thì thiếu thốn, các điểm trường chủ yếu là học tạm học nhờ trên đất đình, chùa, tảo mạc và nhà văn hoá của thôn.  

Với đặc thù của nhà trường có rất nhiều khó khăn, trường lớp địa dư thì rộng lớn, cơ sở vật chất nghèo nàn và thiếu thốn nhưng đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên của nhà trường luôn luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để trường liên tục đạt danh hiệu Trường tiên tiến cấp cơ sở huyện Thanh Oai – Hà Tây (cũ) Và trường tiên tiến cấp cơ sở Quận hà Đông, chi bộ liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh và được khen thưởng, chi đoàn thanh niên liên tục là chi đoàn vững mạnh xuất sắc, công đoàn nhà trường cũng liên tục là công đoàn vững mạnh.

Trải qua 19 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội,  Quận ủy – HĐND – UBND quận Hà Đông, Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - HĐND – UBND được sự quan tâm của Đảng ủy - HĐND - UBND phường Phú Lương và các ban ngành đoàn thể phường Phú Lương, được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, sự cố gắng lỗ lực hết mình của Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt, Làm tốt công tác tham mưu tạo cho trường về cơ sở vật chất, phối hợp, tuyên truyền vận động phụ huynh để xoá các điểm trường lẻ, điểm trường học tạm.

Đến nay trường đã được xây dựng tương đối khang trang, sạch đẹp với hai điểm trường gồm 28 phòng học và các phòng chức năng, tổng số trẻ là 1306 cháu. với 111 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Tháng 6/2015 trường mầm non Phú Lương chia tách thành 2  trường mầm non độc lập đó là trường mầm non Phú Lương và trường mầm non Phú Lương I. Đối với trường mầm non Phú Lương sau khi chia tách có 20 nhóm lớp, 730 học sinh với 61 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường quyết tâm xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm học 2015-2016.

Với phương châm ‘‘Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui’’, dành cho con trẻ những gì yêu thương nhất.
Chúng tôi xin được mạnh dạn gửi tới gia đình một địa chỉ mầm non tin cậy, hy vọng rằng ở đây quý vị có thể hoàn toàn yên tâm về sự phát triển của con mình.

Tại trường Mầm non Phú Lương, chúng tôi đã sử dụng phương pháp:

Mỗi mặt phát triển của trẻ cần được nhìn nhận và đánh giá. Mỗi trẻ có cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cần được tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình.

04 lĩnh vực quan trọng của trải nghiệm học tập được xác định đối với các mục đích:

+  Phát triển nhận thức

+  Phát triển ngôn ngữ

+  Phát triển tình cảm - xã hội

+  Phát triển thẩm mỹ

Không nên cho là tự nhiên và coi thường trong GDMN mặc dù phát triển các kỹ năng vận động là quá trình tiến hoá tự nhiên. Trên thực tế nó được nhìn nhận quan trọng, vì phát triển cơ bắp lớn và vận động khéo léo ảnh hưởng đến sự thành thục trong việc tự phục vụ hàng ngày (như đánh răng, mặc quần áo…) và các kỹ năng quan trọng khác (như viết hoặc vẽ)

Điều quan trọng là nhận biết các nhu cầu thể chất và cung cấp cho trẻ các điều kiện, môi trường an toàn để trẻ có thể được phát triển tự nhiên cảm giác thăng bằng, biết phối hợp vận động và nhận biết về không gian và phương hướng, hình thành tính tự tin khi vận động.

Phát triển nhận thức

Các hoạt động cần chú ý đến các kiến thức sơ đẳng và hiểu biết về môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Các hoạt động này giúp trẻ nhận biết, quan sát và thể hiện các quan điểm của mình về thể giới xung quanh gần gũi, dần dần môi trường mở rộng hơn về đất nước và thế giới. 

“Kỷ nguyên thông tin” đòi hỏi người học phải nắm được lượng thông tin lớn hơn nhiều trong một thời gian ngắn, người học phải biết “điều hành” thông tin hơn là “nhớ” thông tin. Do đó trong GDMN hiện nay cần phải chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”. Nếu chúng không được kích thích, nuôi dưỡng; nó sẽ mai một và biến mất hoàn toàn. Việc chuyển đổi “học cái gì” sang “học như thế nào” đòi hỏi việc quan tâm hiểu biết một số chủ đề hơn thay vì học qua loa nhiều chủ đề trong thời gian ngắn. Khi đó việc phát triển các kỹ năng, các năng lực sẽ đóng vai trò chủ dạo hoặc định hướng cho việc lựa chọn nội dung, còn gọi là phương tiện để phát triển các kỹ năng và năng lực này. Nói cách khác chương trình GDMN không nhằm cung cấp cho trẻ một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách. 

Phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy và học tập của trẻ. Nuôi dưỡng thái độ tích cực đối với việc học ngôn ngữ thì cơ bản là trẻ được bày tỏ trong các hoạt động ngôn ngữ như trò chơi phân vai, hát, thơ, và đọc. Những hoạt động này sẽ thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp trong nói, nghe, đọc và viết. 

         Trẻ cần phải được đắm mình trong môi trường ngôn ngữ, và tham gia vào các hoạt động thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày giúp trẻ tiếp thu các kỹ năng giao tiếp và thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và tình cảm…

Phát triển tình cảm - xã hội

Những năm MN rất quan trọng. Trong thời kỳ này trẻ học nhận thức bản thân trong mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng. Để làm điều đó trẻ phải học các giá trị và các quy tắc điều khiển xã hội và phát triển sự tiếp nhận các hành vi đạo đức và xã hội. Trẻ cần phải học để trở nên nhạy cảm với nhu cầu của người khác và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để xây dựng quan hệ có ý nghĩa trong công việc và trong chơi. Chúng cần phải học cách vượt qua những thành công và thất bại; đương đầu, vượt qua sự sợ hãi và lo lắng. Những trải nghiệm xã hội này là cơ sở đối với cuộc sống lành mạnh về tâm lý và xã hội và kết quả tốt trong việc học tập sau này.

Phát triển thẩm mỹ

Ở lứa tuổi này trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp theo cách nghĩ của trẻ. Bởi vậy chúng ta cần cung cấp cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân một cách tự do, khi chúng sáng tạo, chơi thể hiện các ý tưởng và cảm xúc qua các phương tiện khác nhau như âm nhạc và tạo hình…

web: http://mnphuluong.pgdhadong.edu.vn

Email: [email protected]

Liên hệ

Nhận yêu cầu tư vấn miễn phí
từ trung tâm ngay

( Hoàn toàn miễn phí )

Đã có 0 đăng ký nhận tư vấn

Bạn tham khảo thêm ý kiến từ cộng đông, hãy tham gia hội nhóm ?

Chuyên WEB - chuyenweb.com