Đánh giá từ phụ huynh
0 đánh giá
0 đăng ký nhận tư vấn
Đánh giá
Giới thiệu chung
Giới thiệu khái quát về trường mầm Non Phong Lan
A. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ TRƯỜNG:
* Đặc điểm tình hình:
- Tiền thân trường Mầm non Phong Lan là Nhà trẻ của Quân khu 9 được thành lập vào năm 1976 để chăm sóc các con em của lực lượng vũ trang Quân khu.
- Năm 1994, Bộ tư lệnh QK9 bàn giao lại cho Ban giáo dục Thành phố cần Thơ và được đổi tên là Trường MN Phong Lan. Cơ sở vật chất lúc đó chỉ có 6 phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Năm 1998, Trường được đầu tư xây dựng thêm 6 phòng học mới. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia thì còn thiếu nhiều phòng.
- Thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn Quốc gia của quận Bình Thủy, đến tháng 02 năm 2008, Trường được đầu tư xây dựng mới theo mô hình trường chuẩn Quốc gia diện Thành phố, với tổng kinh phí xây dựng là 14,68 tỷ đồng và kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các phòng học là 530 triệu đồng.
.*Những thành tích thi đua khen thưởng đã đạt được:
- Từ năm 1994 đến 2006, Trường MN Phong Lan luôn đạt thành nhiều thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và luôn được công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc, được nhận nhiều giấy khen, Bằng khen của Sở Giáo dục Thành phố Cần Thơ, Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ. Đặc biệt trong những năm học gần đây, nhà trường luôn đạt được những thành tích nổi trội: Trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng III của nhà nước.
B. ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MẦM NON
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
- Căn cứ vào Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Đối chiếu các chỉ tiêu thực tế của trường với 5 tiêu chuẩn của trường đạt Chuẩn quốc gia, Trường mầm non Phong Lan đã thực hiện công tác xây dựng trường đạt các tiêu chuẩn qui định như sau:
I. TIÊU CHUẨN 1:TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
1. Công tác quản lý:
- Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.
- Tham mưu tốt với lãnh đạo các cấp, Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.
- Ban giám hiệu và các bộ phận trong nhà trường đều xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần. Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm trong quản lý. Phân công CB- GV- CNV đúng Điều lệ trường mầm non
- Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chánh, quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ cơ sơ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý. Quản lý và sử dụng phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất. Lưu trữ tốt các loại hồ sơ, sổ sách, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với CB- GV- CNV. .
- Có biện pháp nâng cao đời sống cho CB-GV-CNV:
+ Tổ chức dịch vụ nấu ăn sáng tại trường cho các cháu.
+ Vận động phụ huynh đóng tiền phục vụ làm thêm giờ cho CB- GV- CNV, Bình quân thu nhập 300.000đ/người
- Có biện pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ CB- GV –CNV:
+ Tổ chức cho CB-GV tham dự các lớp tập huấn về chuyên môn do Phòng và Sở giáo dục tổ chức.
+ Trường tổ chức mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng tại chỗ cho CB-GV: 06 lần/năm về các nội dung: Chương trình giáo dục MN mới, chuyên đề bảo vệ môi trường, chuyên đề phòng chống H1N1, chuyên đề vệ sinh….
+ Trường tổ chức các tiết mẩu, tiết thao giảng cho GV học tập rút kinh nghiệm.
2. Công tác tổ chức:
Ban giám hiệu: Gồm có 3 người, trong đó: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng. Cả 3 đều có trình độ đại học, đều là đảng viên và đều có thời gian công tác trong ngành GDMN từ 20 năm trở lên. BGH có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm;được xếp loại danh hiệu Lao động tiên tiến và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và chiến sĩ thi đua Thành phố qua từng năm học.
3.Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường:
a. Chi bộ Đảng: Nhà trường có Chi bộ độc lập với 11 Đảng viên. Chi bộ luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và đưa ra những nghị quyết đúng đắn, cụ thể có tác dụng chỉ đạo định hướng các hoạt động của nhà trường.
b. Hội đồng trường:luôn chú trọng công tác giám sát hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết và Quy chế dân chủ cơ sở trong các hoạt động của nhà trường.
c. Các tổ chức đoàn thể:
* Công đoàn cơ sở: Công đoàn trường gồm 36 CĐV, luôn tham gia tích cực các phong trào của trường cũng như công tác xã hội, được công nhận Công đoàn vững mạnh năm học 2007 – 2008 và năm học 2008-2009.
* Chi đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh: Chi đoàn thanh niên trong nhà trường là tổ chức tạo điều kiện cho đoàn viên phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động CS-GD trẻ và thúc đẩy các phong trào mũi nhọn của nhà trường.
* Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và hỗ trợ nguồn kinh phí trang bị thêm VSVC cho trường.
4. Chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp
a. Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước liên quan đến Giáo dục Mầm non; Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của chính quyền địa phương; Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển Giáo dục Mầm non của địa phương.
b. Nhà Trường luôn chấp hành tốt sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT, thực hiện đầy đủ các quy định về các báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.
TIÊU CHUẨN 2: ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN
1. Số lượng và trình độ đào tạo:
* Tổng số CB-GV-CNV của trường: 46 ( nữ 44) . Trong đó: BGH: 03 người, Giáo viên: 28 người, Nhân viên: 15 người. Tất cả CBCC đều đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
2. Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- CB-GV-CNV của nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ, được phụ huynh học sinh tín nhiệm. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước.
a. Năm học 2007-2008
- Số CBCC đạt LĐTT: 38/41đạt tỷ lệ 93%; đạt CSTĐ: 9/41 đạt tỷ lệ 22%.
- Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GV MN:
Loại Khá, Tốt: 23/28 GV, tỷ lệ 82%; Loại TB:05/28 GV, tỷ lệ 18 %.
a. Năm học 2008-2009:
- Số CBCC đạt LĐTT: 32/39 tỷ lệ 82,05%; đạt CSTĐ: 14/39 tỷ lệ 35,89%.
- Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GV MN:
Loại Khá, Tốt: 23/27 GV tỷ lệ 85,18/%; Loại TB: 04/27 GV tỷ lệ 14,81%.
Không có CB-GV-CNV nào bị kỷ luật và bị xếp loại yếu kém.
3. Hoạt động chuyên môn:
a. Tổ chuyên môn: Được hoạt động theo qui định của Điều lệ Trường mầm non.
b) Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động;
c) Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức;
d) Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
- Trường xây dựng kế hoạch phát triển và bồi dưỡng trong đội ngũ theo từng giai đoạn.Từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
TIÊU CHUẨN 3: CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
- Nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục Mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Kết quả hằng năm đạt:
1. 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
2. 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
3. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95,06% đối với trẻ 5 tuổi, đạt 91,42% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác.
4/ Sự tăng trưởng của trẻ là:
a)Trẻ đạt cân nặng: 390/400 chiếm tỷ lệ: 97,5%; Trẻ đạt chiều cao 397 đạt 99,25%.
b)Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ SDD độ 1 và độ 2: 20/30 cháu đạt tỷ lệ 66,6%- Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ SDD thể thấp còi độ 1 và độ 2: 18/21 cháu đạt tỷ lệ 85,7%.
c) Có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khoẻ cho trẻ béo phì.
5. Sự phát triển của trẻ: có 95% số trẻ phát triển đạt yêu cầu so với mục tiêu về các lĩnh vực phát triển quy định của chương trình Giáo dục MN Mới do Bộ GD&ĐT ban hành.
TIÊU CHUẨN 4: QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
1. Quy mô trường nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
a) Nhà trường có 01 điểm trường.
b) Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, trong nhà trường được thu nhận và phân
chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú theo đúng quy định của Điều lệ trường Mầm non: Gồm có 13 nhóm, lớp/ 400 cháu, số trẻ/ lớp/ cô được phân chia theo đúng quy định của Điều lệ trường MN
2. Địa điểm trường: Trường tọa lạc tại một điểm, xa nơi quốc lộ nên yên tĩnh, thuận lợi cho việc đi lại của phụ huynh trong việc cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh môi trường.
3.Yêu cầu về thiết kế, xây dựng:
- Tổng diện tích đất: 4.305m2/400 trẻ, bình quân đạt 10,76m2/1trẻ.
- Các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Khuôn viêncó tường bao ngăn cách với bên ngoài, có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non.
4. Các phòng chức năng:
a) Phòng nhóm trẻ và phòng lớp mẫu giáo: đạt yêu cầu về số trẻ/ m2 theo quy định.Trung bình: 1 trẻ/1,75m2 phòng học (phòng sinh hoạt, phòng ngủ)
1 trẻ/0,2m2 nhà vệ sinh.
01 trẻ/1,8m2 hiên chơi
b) Khối phòng phục vụ học tập :
Gồm có: Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật; Phòng vi tính có diện tích đạt so với qui định . Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
. c) Khối phòng tổ chức ăn: Có tổng diện tích là:131,7m2 so với quy định là đạt. Phục vụ công tác bán trú, được xây dựng theo công trình bếp một chiều, có kho thực phẩm riêng; trang thiết bị đầy đủ để phục vụ tốt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. d) Khối phòng hành chánh quản trị:
Gồm có:Văn phòng trường, Phòng hiệu trưởng, Phòng các Phó hiệu trưởng, Phòng hành chính quản trị, Phòng Y tế, Phòng bảo vệ, Phòng dành cho nhân viên, Khu vệ sinh cho GV-CB-NV, Khu để xe cho CB-GV-CNV được bố trí đầy đủ phương tiện và trang thiết bị làm việc theo quy định.
.5. Sân vườn: Diện tích: 1563m2, Có 16 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, hình dáng và màu sắc đẹp. Sân vườn thoáng mát sạch sẽ, an toàn cho các cháu khi vui chơi.
TIÊU CHUẨN 5: THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
1. Công tác tham mưu phát triển giáo dục mầm non
- Nhà trường đóng vai trò nòng cốt trong việc vận động, tham mưu với Hội đồng giáo dục, cáccấp, các ngành của địa phương. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục Mầm non ở địa phương như:
2. Các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội lành mạnh:
a/ Nhà trường có các hoạt động tuyên truyền phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương và phụ huynh trong công tác tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ .
b/ Nhà trường phối hợp tốt với gia đình, các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập.
c/ Nhà trường chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng và cha mẹ trẻ để tổ chức các hoạt động lễ hội theo chương trình giáo dục Mầm non.
3. Nhà trường huy động được sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường với tổng số tiền hỗ trợ là:141.796.000đ (Một trăm bốn mươi mốt triệu bảy trăm chín mươi sáu ngàn đồng).
- Năm học này, nhà trường tiếp tục vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để tạo điều kiện cho nhà trường nâng cao trình độ cho CB-GV-CNV về mọi mặt thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước.
*KẾT LUẬN :
- Như vậy, đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia, thì trường Mầm non Phong Lan đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Tuy nhiên, trong thời gian tới nhà trường tiếp tục phấn đấu như sau:
1/ Tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2/ Tham mưu với lãnh đạo Ngành cử cán bộ quản lí học nghiệp vụ quản lí, giáo viên học tập nâng chuẩn và tạo điều kiện cho cán bộ quản lí, giáo viên vừa học vừa làm để nâng cao trình độ về mọi mặt. Đặc biệt chú trọng và tạo điều kiện để CBCC học tập nâng cao trình độ tin học ứng dụng để đáp ứng yêu cầu ƯDCNTT trong công tác quản lý và CS-GD trẻ.
3/ Tham mưu với Đảng ủy địa phương trong việc phát triển Đảng viên mới nhằm tăng tỉ lệ Đảng viên trong trường.
4/Tham mưu với chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ huy động trẻ ra lớp và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cụ thể:
- Tỉ lệ chuyên cần 90% trở lên (chung các độ tuổi). Riêng 5 tuổi đạt 95%.
- 95% trẻ đạt kênh A. Phục hồi dinh dưỡng cho 90% số trẻ bị suy dinh dưỡng. Xóa tỉ lệ trẻ SDD.
- Phấn đấu 95%-97% trẻ phát triển đạt yêu cầu “chuẩn phát triển trẻ em” do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ béo phì.
5/Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, tranh thủ các nguồn tài trợ để trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên và các thành viên trong hội đồng trường thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước .
6/ Tuyên truyền và phối hợp tốt với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
Nguồn: http://mamnonphonglan.binhthuy.vn/index.php?language=vi&nv=about
Nhận yêu cầu tư vấn miễn phí từ trung tâm ngay
( Hoàn toàn miễn phí )
Đã có 0 đăng ký nhận tư vấn
Bạn tham khảo thêm ý kiến từ cộng đông, hãy tham gia hội nhóm ?
Chuyên WEB - chuyenweb.com