Trường Mầm non Hoa Hồng - Phường 4, Mỹ Tho

 114 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Đánh giá từ phụ huynh

0 / 5

0 đánh giá

0 đăng ký nhận tư vấn

Giới thiệu chung

Tầm Nhìn:
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia về việc nuôi dưỡng và phát triển tối đa những tố chất thông minh của trẻ ngay từ nhỏ. Khuyến khích trí tò mò tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, giúp các em có khả năng tư duy độc lập, phát triển về kiến thức lẫn nhân cách một cách toàn diện.

Sứ mệnh:
Khai mở tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi để đào tạo nên một thế hệ trẻ ưu tú có nền tảng thể lực tốt, trí tuệ vượt trội, có kỹ năng sống và nhân cách tốt, tự tin hội nhập vào nền giáo dục quốc tế.

 

QUAN NIỆM NUÔI DẠY

Tuổi thơ là thời gian trẻ khởi đầu việc tiếp thu tri thức và hình thành nhân cách. Do vậy ở độ tuổi này, trẻ cần được bồi dưỡng với những hoạt động nhằm hình thành thói quen ham học và biết cư xử. Nhưng quan trọng hơn, các em phải học cách học để dần biết độc lập, tự tin và có ý thức trách nhiệm đối với bản thân cũng như những người gần gũi. Để làm được điều này, nhà trường theo đuổi thực hiện 5 nguyên tắc xuyên suốt sau, làm kim chỉ nam cho mọi chương trình, hoạt động nuôi dạy.

Nguyên tắc thứ NHẤT:

Xây dựng các mối quan hệ, tương tác tích cực giữa trẻ và thầy cô giáo là nên tảng để các em học tập thành công

Trẻ tiếp thu tốt nhất nếu sống và học tập trong môi trường được thương yêu, chăm sóc. Các em hình thành những giá trị sống một cách tự nhiên thông qua tình cảm mà các em tiếp nhận được từ người lớn. Hoạt động học tại lớp, do vậy, cần được tổ chức như một tiểu cộng đồng có sự tiếp sức (scaffolding) để các em hồn nhiên tương tác lẫn nhau và với thầy cô giáo.

Nguyên tắc thứ HAI:

Năng lực tình cảm-xã hội là yếu tố thành công trong học tập

Năng lực xã hội là khả năng tạo lập các mối quan hệ tích cực như biết chia sẻ, hợp tác, an ủi và giúp đỡ người khác. Nghiên cứu của Hội Đồng Khoa học và Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia Hoa Kỳ (National Research Council and Institute of Medicine), cho thấy khi được phát triển các kỹ năng xã hội, trẻ sẽ biết tự điều chỉnh hành vi (self-regulating), biết tự lập (independent), kiểm soát được cảm xúc (self-controlling) và bắt đầu phát huy sáng kiến (initiative) trong học tập. Do đó, nhà trường xem vai trò của các thầy cô nuôi dạy là một trong những tác tố mẫu mực, trực tiếp hình thành và vun đắp năng lực này.

Nguyên tắc thứ BA:

Hoạt động chơi phải được thiết kế theo định hướng và có chủ đích bổ sung cho việc học.

Theo nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ, Jean Piaget, chơi là chuyến xe tuyệt vời để đưa các em vào hành trình phát triển tư duy lô-gíc, kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp và lựa chọn. Khi chơi, thông qua vai trò làm mẫu (model) của thầy cô giáo hay các bạn đồng lứa, các em rèn luyện và nâng cao các kỹ năng học tập lẫn kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục có chủ đích của nhà trường.

Nguyên tắc thứ TƯ:

Môi trường vật chất ảnh hưởng đến loại hình và chất lượng học tập

Chất lượng cao của môi trường vật chất- bao gồm cả các thiết bị và dụng cụ học tập, chẳng những tỷ lệ thuận với hiệu quả tiếp thu mà còn làm cho các em cảm thấy gần gũi (belonging), cảm nhận được thực tại (being) là mình đang được thoả vui với chính ngay không gian các em đang học tập. Và, quan trọng hơn là, góp phần hình thành nhân cách, bản sắc hay hình ảnh cá nhân mà các em mong muốn trở thành (becoming).

Nguyên tắc thứ NĂM:

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nâng cao chất lượng phát triển và học tập của trẻ

Gia đình thường được xem là những thầy cô giáo đầu đời của các em. Am hiểu văn hoá gia đình, từ phụ huynh là phương cách để hiểu thêm về đối tượng nuôi dạy. Xây dựng quan hệ tích cực giữa gia đình và nhà trường phải bằng giao tiếp hai chiều về tiến bộ của trẻ, trên tinh thần hợp tác, tôn trọng và cộng đồng trách nhiệm. Nhà trường quan niệm rằng mọi hình thức tham gia, đóng góp của quý phụ huynh đối với nhà trường cần được cổ vũ ở mọi lúc- là cộng lực vô cùng ý nghĩa để nâng cao chất lượng giáo dưỡng.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Kích hoạt và khơi dậy tiềm năng to lớn của trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi nhằm bồi dưỡng những mầm non nhân tài có sức khỏe tốt, trí lực toàn diện, tính cách ưu việt, xây dựng nền móng tốt cho sự phát triển sau này của trẻ:
1.    Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ phát triển sớm, phát triển đồng bộ ngôn ngữ thính giác (nghe) và ngôn ngữ thị giác (chữ viết), khả năng đọc hiểu và giao tiếp nổi trội
2.    Tư duy: Ham hiểu biết và có tri thức phong phú, hứng thú với nhiều lĩnh vực của cuộc sống
3.    Thể chất: Sức khỏe tốt, cả thể chất lẫn tinh thần
4.    Trí tuệ: Năng lực suy nghĩ độc lập, độc đáo và sáng tạo
5.    Nhân cách: Tâm hồn cao thượng với các tính cách tốt đẹp như vị tha, yêu thương và chia sẻ
6.    Thẩm mỹ: Có xúc cảm phong phú, nhạy cảm với âm nhạc và hội họa, yêu thiên nhiên và môi trường sống xung quanh
7.    Năng khiếu: Trẻ được kích hoạt và phát huy những tiềm năng thiên bẩm về khoa học, nghệ thuật, giao tiếp thông qua sự mẫn cảm và hứng thú khi được trải nghiệm thực tế trong các lĩnh vực phong phú của đời sống tinh thần

Liên hệ

Nhận yêu cầu tư vấn miễn phí
từ trung tâm ngay

( Hoàn toàn miễn phí )

Đã có 0 đăng ký nhận tư vấn

Bạn tham khảo thêm ý kiến từ cộng đông, hãy tham gia hội nhóm ?

Chuyên WEB - chuyenweb.com