Vì sao phụ huynh rất nhiều phụ huynh và ông chủ mạng xã hội Facebook cũng chọn Steiner?
Khi đứa con chào đời, điều bố mẹ lo lắng nhất chính là việc nuôi dạy con cái mình thế nào để trẻ nên người. Cũng vì lo lắng đi kèm với sự kỳ vọng lớn lao nên đa phần đều hướng con cái mình đi theo một con đường được định sẵn. Điều này vô tình khiến những đứa trẻ trở nên giống nhau về kiến thức, khuôn mẫu thành công hay kể cả việc nghĩ suy về cuộc đời.
Vậy làm thế nào để con cái mình phát huy được những tố chất riêng biệt mà “con nhà người ta” không có? Câu trả lời này nằm ở phương pháp giáo dục Steiner.
Ra đời vào năm 1919, phương pháp giáo dục Steiner do nhà triết học Rudolf Steiner (sinh tại Áo) sáng lập. Điểm cốt lõi của phương pháp giáo dục này là việc hướng đến những cá nhân tự do, có lý tưởng sống lẫn đam mê bất diệt. Năm 1928, trường học đầu tiên ở Mỹ áp dụng phương pháp giáo dục Steiner và đến nay trên toàn thế giới có hàng ngàn trường học các cấp, trung tâm chăm sóc trẻ em lẫn nhiều gia đình lựa chọn để giáo dục con em mình.
Điều gì khiến suốt 100 năm qua phương pháp giáo dục Steiner vẫn là một sự lựa chọn hấp dẫn với nhiều trường học, gia đình? Câu trả lời ở chính những khác biệt mà phương pháp giáo dục này mang lại dưới đây:
Phương pháp giáo dục Steiner chống “bệnh thành tích” trong giáo dục: Chúng ta vẫn thường ca cẩm chuyện giáo dục nước nhà quá nặng nề và ưa thành tích “ảo”. Chúng ta vẫn thường lo lắng chuyện con mình phải ngày học, đêm học khiến những đứa trẻ trở nên khô khan, giáo điều. Đó là do phương pháp giáo dục hiện hành không chú ý đến sự tự do của trẻ. Hay chính bố mẹ giáo dục con trẻ cũng đang đi trên lối mòn hoặc lựa chọn cứng nhắc. Điều này khác hoàn toàn với phương pháp giáo dục Steiner. Khi trẻ được học tập theo phương pháp giáo dục Steiner thì ngay từ đầu trẻ được chú trọng vào 3 yếu tố cốt lõi của con người: Suy nghĩ - Cảm xúc - Ý chí.
Học theo phương pháp giáo dục Steiner để trẻ luôn có đam mê riêng biệt: Nhà triết học Steiner quan niệm rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đã có một ý chí riêng và mãnh liệt. Vì thế hãy để trẻ lớn lên với khát vọng, quyết tâm, ý chí của riêng từng trẻ. Gia đình hay nhà trường chỉ là nơi nuôi dưỡng, phát triển ý chí đó bằng những hoạt động trải nghiệm mà thôi.
Học theo phương pháp giáo dục Steiner là học với niềm vui: Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp giáo dục này chính là việc khơi gợi sự sáng tạo, say mê có sẵn trong mỗi đứa trẻ. Cũng như một sứ phương pháp giáo dục nổi tiếng khác, Giáo dục Steiner không nhồi nhét kiến thức, học để gợi mở tư duy của trẻ chứ không phải học để “làm vừa lòng” bố mẹ.
Phương pháp giáo dục Steiner nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ: Triết lý giáo dục của phương pháp Steiner chính là việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ, khi áp dụng phương pháp này nhà trường, gia đình sẽ không áp đặt thành tích lẫn quyền uy, không đánh giá theo khuôn mẫu “con nhà người ta”, không phán xét học trò, con cái. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục Steiner nhấn mạnh một điều rất lý thú rằng “một con người sẽ không được đánh giá qua sự thành công, tiền bạc hay địa vị” - điều mà dường như đi ngược với thế giới phù phiếm này.
Nhà trường, thầy cô, bố mẹ chính là hình mẫu về chân - thiện - mỹ: Khi áp dụng phương pháp giáo dục Steiner học sinh, con cái sẽ học được thái độ sống, nhân cách từ chính những người dạy. Đây cũng là chuẩn mực về đạo đức, hình thành nên lối sống cho trẻ khi trưởng thành.
Môn học ở phương pháp giáo dục Steiner đa dạng, phong phú: Khi áp dụng phương pháp giáo dục này bạn sẽ thấy không có “môn chính, môn phụ” mà trẻ sẽ được học nhiều điều hay ho khác nữa. Ví dụ ngoài toán, khoa học… thì trẻ sẽ được học thêm hội họa, kịch, điêu khắc…
Theo phương pháp giáo dục Steiner ở giai đoạn mầm non, trẻ phải sống như trong những câu chuyện cổ tích mà bố mẹ vẫn kể cho trẻ nghe mỗi ngày. Điều này có nghĩa là trẻ mầm non phải được vui chơi thoải mái, phải được hòa mình vào thiên nhiên, và phải tránh những buổi học như chúng ta đang có.
Phương pháp giáo dục Steiner nhấn mạnh việc phát triển trí tưởng tượng của trẻ ở giai đoạn này nên gia đình, nhà trường phải thôi việc bắt trẻ “ê a” theo những chủ đề có sẵn, cũng không được kìm giữ sở thích hay hình thành ý thức phán xét nơi trẻ.