Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Những điều ba mẹ cần biết
Những năm đầu đời được xem là thời điểm “vàng” giúp hình thành nhân cách và phát triển nhận thức cho trẻ. Trong giai đoạn này, các bé cần được hưởng một chế độ chăm sóc thể chất, tinh thần và trí tuệ tốt nhất, nhằm góp phần tạo bệ phóng vững vàng cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Trong đó, giáo dục mầm non chính là bậc học nền tảng quan trọng giúp xây dựng khung kiến thức, phẩm chất cho các bé. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn thường lo lắng mỗi khi có con đến độ tuổi đi học mẫu giáo vì những nỗi sợ như bé khóc, bé không tự chăm sóc bản thân, bé lạc lõng,... Thực tế, sự hoang mang này bắt nguồn từ việc ba mẹ chưa biết bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì. Để giúp ba mẹ vững tâm hơn trên hành trình cho con đi học mầm non, VAS sẽ cung cấp đến Quý phụ huynh các yếu tố cần chuẩn bị nhằm giúp bé tự tin hòa nhập vào môi trường mới. Hãy đọc ngay bài viết bên dưới nhé!
1. Độ tuổi lý tưởng để bé đi học mầm non
Dường như không có công thức chung cho độ tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo bởi nó sẽ tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, nhịp sống của từng khu vực. Cụ thể, trẻ em ở các nước sẽ bắt đầu đi học mầm non vào những độ tuổi như sau:
- Việt Nam: Trung bình từ 15 tháng đến 2,5 tuổi.
- Trung Quốc: Trung bình là 3 tuổi.
- Nhật Bản: Trẻ em Nhật Bản từ 3 tháng tuổi đã có thể đi học mầm non.
- Đức: Đức có nền giáo dục khuyến khích trẻ em phát triển tự nhiên nên 1 tháng tuổi đã có thể đi học mẫu giáo.
- Thuỵ Điển: Nhà trường bắt đầu nhận trẻ mẫu giáo từ khoảng 1 tuổi.
- Canada: Trung bình lớn hơn 2 tuổi.
- Mỹ: Trường mầm non của Mỹ bắt đầu nhận trẻ mẫu giáo khi mới 6 tuần tuổi.
- Vương quốc Anh: Trường mẫu giáo ở Anh nhận trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Có thể thấy tại mỗi quốc gia và mỗi trường sẽ có những độ tuổi đi học mẫu giáo khác nhau. Tùy vào tính chất công việc, khu vực sống mà ba mẹ có thể chọn thời điểm thích hợp cho bé tham gia giáo dục mầm non. Tuy nhiên, bé từ 1 - 3 tuổi là đã có thể nói bi bô và có nhu cầu kết bạn, hơn nữa đây còn là giai đoạn bé bắt đầu phát triển về giác quan và nhận thức mạnh mẽ. Do đó, ba mẹ hãy sắp xếp cho bé được đi học mẫu giáo trong thời điểm này để không bỏ lỡ cơ hội “vàng" trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của bé nhé!
Độ tuổi đi học mẫu giáo tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia
2. Những lợi ích khi bé được đi nhà trẻ
Theo nghiên cứu được cung cấp bởi trường Đại học Oxford (Anh), việc cho bé đi học mẫu giáo sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng thực hành cũng như khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Tiến sĩ Laurence Roope cũng chỉ ra rằng nhờ những hoạt động tương tác mà trẻ được tiếp cận trên lớp đã giúp bé giao tiếp hiệu quả hơn và tăng các kỹ năng về hoạt động. Cụ thể, khi trẻ đi học mẫu giáo sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Xây dựng phẩm chất tốt đẹp, tăng kỹ năng giao tiếp: Khi đi học mầm non, trẻ sẽ được làm quen và trải nghiệm môi trường học tập có bạn bè, cô giáo. Điều này sẽ giúp bé nâng cao sự học hỏi, biết cách chia sẻ, từ đó dần hoàn thiện tính cách và khả năng giao tiếp.
- Tiếp thu nhanh và nhận thức tốt hơn: Theo nhiều nghiên cứu trẻ đi học mẫu giáo sẽ có khả năng nhận thức tốt và tiếp thu nhanh hơn. Việc học đi, học nói của trẻ sẽ được diễn ra sớm và hiệu quả hơn đối với những bé cùng độ tuổi không được đi học.
- Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo: Thông qua những bài học, trò chơi, tương tác ở lớp mà trẻ sẽ được phát triển kỹ năng sáng tạo, đồng thời có trí tưởng tượng tốt hơn.
- Có khả năng quản lý tốt cảm xúc: Khi đi nhà trẻ, các bé sẽ được giáo viên dạy về những kỹ năng xã hội cùng kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân như tức giận, ganh ghét, đố kỵ, thất vọng,... Từ đó, trẻ sẽ biết cách đối phó với những cảm xúc của mình để có thể hạn chế tối đa tình trạng gào khóc, bướng bỉnh, ích kỷ thường thấy ở các bé nhỏ.
- Học cách sẻ chia: Môi trường mầm non sẽ tạo điều kiện để trẻ kết bạn, trò chuyện, chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Việc sinh hoạt chung với nhiều trẻ khác sẽ giúp bé hòa đồng hơn, cái tôi cá nhân cũng vì thế mà được đẩy xuống ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, trẻ còn được phát triển kỹ năng chia sẻ ý tưởng với người khác khi làm việc nhóm.
- Hình thành khả năng tự lập: Ở nhà bé thường được ba mẹ bao bọc nhưng khi đến trường các bé sẽ phải tự mình thực hiện các hoạt động cá nhân như ăn, ngủ, đi vệ sinh,... Dưới sự hướng dẫn và trợ giúp hợp lý của các cô giáo trẻ sẽ biết cách tự đi vệ sinh, chăm sóc bản thân, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Hơn nữa, các bé cũng sẽ biết cách giúp đỡ, quan tâm những người xung quanh.
3. Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì?
Đi học mầm non là một bước ngoặt lớn đối với mọi đứa trẻ nào, bởi sẽ có không ít khó khăn trong những ngày đầu tiên khi bé rời xa vòng tay ba mẹ. Vì vậy, ba mẹ cần quan tâm các bé nhiều hơn trong giai đoạn này để giúp trẻ có thể hòa nhập với môi trường mới dễ dàng. Theo đó, ba mẹ cần chuẩn bị cho bé 3 khía cạnh như sau: Dinh dưỡng, tâm lý và vật dụng đi học. Cụ thể:
Bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì?
3.1. Chuẩn bị về dinh dưỡng và thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non, bởi nếu ăn uống không khoa học thì trẻ rất dễ gặp phải những vấn đề không tốt về sức khoẻ từ đó làm chậm quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt kiểm soát kỹ lưỡng số lượng và loại thực phẩm mà bé hấp thụ để đảm bảo không xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, đây còn là tiền đề giúp bé sở hữu một cơ thể thật khỏe mạnh nhằm giúp cho việc đi học được diễn ra suôn sẻ mà không bị gián đoạn bởi ốm đau, bệnh tật.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất), đặc biệt là những món ăn có chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Hơn nữa, ba mẹ cần tập cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm với mỗi loại là một lượng vừa phải. Việc này không chỉ giúp bé làm quen với nhiều hương vị, tiếp nhận phong phú những dưỡng chất khác nhau mà còn giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm còn là cách để hiểu hơn về khẩu vị của bé và biết được liệu trẻ có dị ứng thực phẩm nào không. Từ đó, ba mẹ có thể trao đổi với nhà trường lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng của bé khi đi học.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ mầm non
3.2. Chuẩn bị về mặt tâm lý
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường có khả năng kiểm soát cảm xúc chưa cao. Tình cảm của bé trong thời kỳ này thường rất mong manh, chưa bền vững. Chính vì thế, việc đến trường và phải thay đổi môi trường sống khiến bé hoang mang, lo sợ và thường biểu đạt bằng cách khóc nhè. Do đó, trong khoảng thời gian trước khi bé đi học, ba mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật kỹ và chu đáo cho bé. Bằng mỗi việc làm cụ thể, ba mẹ hãy cho con hiểu rằng việc đi học mầm non là một chuyện rất thú vị và mang ý nghĩa đặc biệt vì nó chứng tỏ con đã trưởng thành hơn, khôn lớn hơn. Ba mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau:
- Cung cấp thông tin cho bé về trường học: Để giúp bé có cảm tình với nhà trẻ cần phải đi từ các hình ảnh sinh động, trực quan. Ba mẹ có thể cho con xem hình ảnh, video về trường lớp, những hoạt động vui chơi thú vị diễn ra tại trường. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng hình dung về môi trường mới một cách chủ động, tránh trường hợp trẻ rơi vào cảm giác bối rối với hiện thực ngay từ ngày đầu tiên đi học.
- Cùng bé đến tham quan tại trường: Trước khi cho trẻ đi học, ba mẹ nên dành thời gian cùng bé đến trường để bé trực tiếp chứng kiến sự sinh động của lớp học, những tiết học vui nhộn, đồ chơi hay khu vui chơi,... Như vậy sẽ dần hình thành tâm lý háo hức muốn được đi học của bé.
- Có những cuộc nói chuyện với bé về mẫu giáo: Trước lúc đi ngủ, ba mẹ có thể cùng bé nói về ngôi trường tương lai mà bé sắp sửa đi học. Chẳng hạn ba mẹ có thể cung cấp cho bé những thông tin xoay quanh về thầy cô giáo là ai, sẽ cùng bé làm những việc gì? Tại sao bé cần đi học mầm non? Đi học bé sẽ nhận được những điều gì? Ba mẹ hãy cố gắng chọn các nội dung mang tính tích cực để cung cấp cho bé nhằm hình thành tâm thế sẵn sàng đi học và biến việc đến trường là một hành vi tự nguyện của trẻ.
3.3. Chuẩn bị về vật dụng
Bên cạnh việc chuẩn bị về mặt tâm lý, dinh dưỡng, ba mẹ cần mua sắm đầy đủ các vật dụng cần thiết trước khi đi học cho bé. Vậy bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tham khảo một số đồ dùng cần thiết mà ba mẹ cần mua cho trẻ dưới đây nhé:
- Quần áo: Chuẩn bị 1-2 bộ quần áo cho bé trong trường hợp áo quần bị bẩn và bé phải thay đồ. Ngoài ra, cần mang theo một chiếc áo khoác mỏng vào mùa hè, dày dặn vào mùa đông.
- Balo đi học: Việc chọn balo đi học cho bé không cần quá cầu kỳ. Ba mẹ chỉ cần chọn mua một chiếc balo với kích thước vừa vặn với bé, đựng được những vật dụng cơ bản và có khả năng chống nước đề phòng khi đi vào mùa mưa.
- Mũ, khẩu trang: Đây là những vật dụng giúp bảo vệ sức khoẻ bé mà ba mẹ thường hay quên. Đôi khi, bé sẽ tham gia các hoạt động ngoài trời tại trường nên việc ba mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc mũ trong cặp xách của bé là điều rất cần thiết.
- Các loại khăn: Ba mẹ cần chuẩn bị những loại khăn cơ bản như khăn lau tay, khăn lau mồ hôi, khăn giấy, khăn quàng cổ,... để dùng vào những tình huống cụ thể.
- Bỉm, tã: Với những bé mới đi nhà trẻ, bỉm tã là hai món không thể thiếu. Bởi hầu hết những bé ở độ tuổi này khả năng tự đi vệ sinh còn chưa được hoàn thiện. Do đó, ba mẹ cần chuẩn bị khoảng 4-5 chiếc bỉm và nhắn cô giáo kiểm tra, thay bỉm thường xuyên cho bé.
- Gấu bông, đồ chơi quen thuộc: Để giúp bé không cảm thấy xa lạ, lạc lõng tại môi trường mới, ba mẹ có thể để bé mang theo một em gấu bông hoặc món đồ chơi yêu thích của bé đến lớp. “Người bạn đồng hành" này sẽ giúp bé thêm an tâm khi đi học.
- Thuốc: Tại trường mẫu giáo thường sẽ được chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cơ bản. Tuy nhiên, nếu bé mắc những bệnh đặc trưng thì ba mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc riêng của bé và nhắc cô giáo cho bé uống nếu cần.
- Sữa, bình sữa: Những ngày đầu đi học có thể bé sẽ chưa quen với bình sữa, sữa của trường. Ba mẹ có thể chuẩn bị sữa và bình sữa mà con hay uống ở nhà để tạo cảm giác quen thuộc cho bé, giúp bé dễ uống và hấp thụ tốt hơn.
Ba mẹ cần chuẩn bị vật dụng đầy đủ khi bé đi học mẫu giáo
3.4. Bồi đắp các kỹ năng cần thiết
Để giúp bé tự lập tốt, tự tin và bản lĩnh vượt qua những khó khăn tại lớp mẫu giáo, ba mẹ nên rèn luyện cho bé những kỹ năng sống cần thiết. Dưới đây là một vài kỹ năng quan trọng sẽ phục vụ bé trong quá trình vui học tại trường mầm non, ba mẹ tham khảo nhé!
- Kỹ năng tự ăn, uống: Đây là kỹ năng cơ bản được nhiều chuyên gia khuyến cáo nên dạy cho trẻ ngay từ nhỏ. Việc dạy trẻ cách tự ăn cơm, uống nước sẽ giúp hình thành bản năng sinh tồn và tính tự lập cho bé.
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Mặc dù các bé mầm non luôn cần sự trợ giúp từ ba mẹ trong chuyện chăm sóc bản thân nhưng đừng để trẻ quá dựa dẫm, phụ thuộc. Ba mẹ nên dành thời gian để dạy bé những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân, tự đánh răng, tự mang giày dép, tự mặc áo quần và chải tóc, tự đi ngủ đúng giờ,... Những kỹ năng này sẽ giúp bé biết cách giải quyết vấn đề và xoay sở khi đi học.
- Kỹ năng ứng xử: Ứng xử là kỹ năng cần thiết ba mẹ không nên bỏ qua bởi nó sẽ giúp bé giao tiếp khôn khéo, linh hoạt, lễ phép. Theo đó, ba mẹ hãy dạy bé thật kỹ những kỹ năng giao tiếp như đi thưa về gửi, ăn nói lễ phép, tạm biệt bạn bè/ thầy cô, chào hỏi người lớn,....
- Kỹ năng bơi lội: Bơi luôn là kỹ năng quan trọng cho bất cứ độ tuổi nào. Với bé mầm non, bơi lội không chỉ khuyến khích bé vận động, phát triển thể chất mà còn tăng khả năng sinh tồn cho bé.
- Kỹ năng sắp xếp đồ đạc: Dạy bé kỹ năng sắp xếp đồ đạc sẽ tạo cho bé thói quen gọn gàng, ngăn nắp. Để phát triển kỹ năng này, ba mẹ có thể bắt đầu với việc dạy trẻ cách sắp xếp quần áo, chăn màn. Ba mẹ nên hướng dẫn và làm cùng bé để tăng sự hứng thú cho bé.
- Kỹ năng quản lý tốt thời gian: Kỹ năng này sẽ giúp cuộc sống sau này của bé bài bản và có kế hoạch hơn. Ba mẹ có thể giáo dục bé kỹ năng quản lý thời gian bằng việc lên thời gian và thực hiện một cách nghiêm túc những hoạt động như ngủ, nghỉ, xem tivi, ăn uống, vui chơi, đọc sách,...
- Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Ba mẹ nên dạy bé cách phản ứng khi bị người lạ tiếp cận, không chơi đồ sắc nhọn, tránh xa những khu vực nguy hiểm như ban công, cửa sổ cao tầng, không đưa tay vào ổ điện,...
4. Cách chọn trường mẫu giáo lý tưởng cho bé
Trường mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất của trẻ. Do đó, việc chọn trường phù hợp, chính xác là điều cần được coi trọng. Hãy dựa vào những tiêu chí dưới đây khi chọn trường mẫu giáo cho bé để việc đi học được hiệu quả ba mẹ nhé:
- Vị trí của trường: Vị trí của trường chính là yếu tố đầu tiên mà phụ huynh cần quan tâm khi chọn trường cho bé vì nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của ba mẹ và trẻ. Theo đó, trường học nên nằm ở địa điểm thuận tiện về thời gian di chuyển và khoảng cách. Có thể chọn trường gần nhà hoặc gần chỗ làm việc của ba mẹ để tiện đưa đón bé đi học mỗi ngày.
- Thời gian dạy học của trường: Ba mẹ nên tìm trường mẫu giáo có chương trình học đáp ứng nhu khám phá, vận động và thực hành của bé trong và ngoài lớp học. Bên cạnh đó, nếu ba mẹ phải đi làm vào thứ 7 thì cũng nên cân nhắc chọn trường có hoạt động vào thứ 7 để không bị ảnh hưởng đến công việc.
- Giờ đưa đón trẻ: Khi chọn trường mẫu giáo bạn nên xem xét giờ đưa đón bé có linh hoạt hay không. Chẳng hạn bạn tan làm lúc 17 giờ nhưng trường đã tan học lúc 16 giờ, bạn nên hỏi trường liệu có thể giữ bé ngoài giờ hay không để tiện sắp xếp công việc.
- Mức học phí: Bạn nên chọn trường phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình. Bên cạnh đó, mức học phí của trường cũng cần tương xứng với dịch vụ mà trường cung cấp, nếu chi phí của trường cao hơn mặt bằng chung, ba mẹ nên xem xét về những lợi ích mà bé nhận lại. Nếu dịch vụ trường cung cấp chất lượng và thúc đẩy cho quá trình phát triển thể chất, trí tuệ thì sẽ hoàn toàn xứng đáng.
- Đội ngũ giáo viên: Giáo viên mầm non là những người trực tiếp nuôi dạy và chăm sóc trẻ tại trường, do đó sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến tính cách cũng như kiến thức của bé. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu và chọn trường sở hữu đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao cùng sự nhiệt huyết và đạo đức nghề tốt.
- Chương trình giáo dục của trường: Hiện nay, mỗi trường sẽ áp dụng một chương trình giảng dạy khác nhau. Do đó, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ chương trình học tập của từng trường để xem liệu có phù hợp với bé hay không. Nếu ba mẹ muốn hướng con đi du học hoặc có dự định di cư sang nước ngoài sinh sống thì nên cho bé học tại các trường quốc tế. Vì với phương pháp dạy học song ngữ cùng chương trình giáo dục tiến bộ sẽ tạo nền tảng tốt để bé dễ dàng hội nhập môi trường quốc tế sau này.
Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phẩm chất, trí tuệ của bé
5. VAS - môi trường hoàn hảo xây dựng nền móng vững vàng cho trẻ
Ngày càng có nhiều ba mẹ lựa chọn trường quốc tế cho con vì những ưu điểm vượt trội. Tại TP HCM, VAS dường như luôn là cái tên trong danh sách top đầu những trường song ngữ Quốc tế chất lượng đáng cho bé theo học. Sở dĩ, VAS nhận được nhiều sự tin tưởng và chọn lựa của bậc phụ huynh là bởi mang những ưu điểm nổi bật sau:
- Chương trình giáo dục hiện đại: Chương trình giảng dạy của VAS được du nhập từ nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. VAS là trường trực thuộc của hệ thống trường quốc tế Cambridge nên chương trình học của VAS được áp dụng theo những quy chuẩn nghiêm ngặt của trường Cambridge. Bên cạnh chương trình học chuẩn Cambridge, VAS còn kết hợp chương trình học văn hoá của Việt Nam nhằm giúp giữ gìn bản sắc dân tộc trong mỗi học sinh.
- Chất lượng của đội ngũ giáo viên: Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng đội ngũ giáo viên tại VAS bởi để được giảng dạy chương trình quốc tế Cambridge tại trường, những giáo viên phải trải qua bước kiểm tra nghiêm ngặt được CAIE trực tiếp tổ chức. Ngoài ra, các giáo viên mầm non tại VAS đều sở hữu tình yêu trẻ, yêu nghề nên luôn tận tâm trong việc chăm sóc và nuôi dạy các bé chu đáo.
- Cơ sở vật chất: Bên cạnh việc chú trọng vào chương trình giảng dạy, VAS còn đặc biệt đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Toàn bộ phòng học, phòng chức ăn của VAS đều được bố trí nội thất nhập khẩu nên vừa đẹp vừa an toàn với các bé. Đồ chơi, dụng cụ học tập,... cũng được đầu tư bài bản, phong phú và được khử trùng thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Bề dày lịch sử 18 năm: Được thành lập vào năm 2004, VAS ngày càng chứng minh được chất lượng giáo dục của mình thông qua nhiều thế hệ học sinh. Mỗi năm trường đón gần 2000 học sinh từ mầm non đến lớp 12 đến nhập học. VAS cũng chính là trường quốc tế đầu tiên tại TPHCM có thế hệ thứ 2 là con của những cựu học sinh quay lại học tập.
- Bằng cấp đầu ra được công nhận rộng rãi: Với vai trò là trường trực thuộc hệ thống Cambridge tại Việt Nam, học sinh của trường VAS có thể tham gia những kỳ thi và lấy chứng chỉ trực tiếp tại trường mà không cần phải thông qua bất kỳ trung gian nào tại các cuộc kỳ thi Cambridge IGCSE, AS / A Level, IELTS. Đặc biệt, những chứng chỉ này sẽ có giá trị toàn cầu và được công nhận một cách rộng rãi.
VAS và những hoạt động thú vị
Hy vọng với bài viết này, VAS đã giúp ba mẹ có được câu trả lời cho câu hỏi bé đi nhà trẻ cần chuẩn bị những gì? Từ đó, giúp phụ huynh xây dựng kế hoạch cụ thể, chu đáo để quá trình đi học của bé được diễn ra hiệu quả, suôn sẻ nhất. Điều cần thiết nhất là ba mẹ hãy cho bé hiểu được tầm quan trọng của việc đi học mầm non, cho bé biết đây là cách tốt nhất để bé có thể hiện thực ước mơ của mình, trở thành người thành công trong cuộc sống. Nếu ba mẹ đang tìm một môi trường mầm non chuyên nghiệp trong phương pháp giảng dạy, khoa học trong chế độ dinh dưỡng, tận tình trong việc chăm sóc trẻ thì hãy cân nhắc hệ thống trường Quốc tế VAS nhé. Với 18 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, VAS tự tin có thể mang đến một môi trường học tập chất lượng, tiến bộ, tạo nền móng vững vàng cho sự phát triển của trẻ.